Nghi thức tang lễ của người Việt bao gồm 3 giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên là trước khi an táng, giai đoạn thứ hai là trong khi an táng và giai đoạn thứ ba là sau khi an táng. Mời bạn cùng chúng tôi tìm hiểu:
Nghi thức tang lễ của người Việt: Trước khi an táng
Trước khi an táng sẽ được chia thành 5 việc. Đó là:
Thứ nhất: Phát tang
Đầu tiên, trước khi thực hiện nghi lễ an táng, bạn cần phải làm lễ phát tang. Đó là chuẩn bị đủ số khăn tang, mũ mấn theo số lượng con cháu và đặt trên hương án. Con cháu sẽ phải quỳ trên chiếu để làm lễ phát tang. Con cháu thì quấn khăn trắng còn chắt, chút thì quấn khăn vàng. Riêng chít sẽ được quấn khăn đỏ để dễ dàng nhận biết.
Thứ hai: Phúng viếng
Việc làm thứ hai trong nghi thức tang lễ của người Việt trước khi an táng đó là phúng viếng. Thường phúng viếng sẽ bắt đầu từ 3 – 4 giờ chiều hôm trước, kéo dài đến 10h sáng hôm sau. Lúc này, người con trai trưởng phải đứng bên cạnh bàn thờ để cảm ơn mọi người đến phúng viếng. Người đến phúng viếng xếp, đi theo hàng, lần lượt, lịch sự.
Thứ ba: Tế vong
Tế vong là việc của phường hiếu, những người phụ trách phần lời nói và nhạc trong đám tang. Quy định sẽ đặt một chiếc bàn đối diện với bàn thờ vong. Trên bàn sẽ đựng những thứ như bình hương, chai rượu nhỏ, đĩa xôi và thịt luộc. Người chủ tế sẽ dâng lần lượt mỗi thức kèm theo một bài tế riêng lên trên bàn thờ vong của người mất.
Thứ tư: Quay cữu
Quay cữu là việc làm bắt buộc hoặc không tùy theo từng vùng miền. Quay cữu sẽ được thực hiện vào đúng 12h đêm. Cụ thể hơn, quay cữu được hiểu là xoay lại chiều quan tài so với lúc sáng. Trước khi xoay, tang chủ cần phải thực hiện lễ tế. Hướng quan tài là hướng ngang, xoay đầu vào phía ban thờ còn chân hướng ra cửa, quay xong mọi người sẽ đi nghỉ ngơi.
Thứ năm: Tế cơm
Việc làm thứ năm khi thực hiện nghi thức tang lễ của người Việt đó chính là tế cơm. Cũng giống như quay cữu, tang chủ phải tiến hành làm lễ trước rồi mới được tế cơm. Cơm để tế gồm một bát cơm tẻ, một đĩa muối trắng, một quả trứng luộc và một chén nước. Tang chủ phải tế và dâng mỗi thứ lần lượt lên bàn thờ vong với hàm ý giúp người chết ăn no trước khi sang thế giới bên kia.
Nghi thức tang lễ của người Việt: Trong khi an táng
Trong quá trình an táng sẽ phải thực hiện 3 việc. Đó là:
Thứ nhất: Cất đám: Khi đến giờ đưa tang, thầy cúng sẽ tiến hành đọc văn tế, đọc xong thể phạt mộc. Sau khi phạt mộc, mọi người đậy kín nắp quan tài, bắt đầu đưa quan tài ra nơi chôn cất.
Thứ hai: Hạ huyệt: Huyệt sẽ được đào trước để kịp giờ đưa quan tài hạ. Sau khi huyệt được hạ xuống, người con trai trưởng sẽ lấp hòn đất đầu tiên. Tiếp đến là các anh em, con cháu với mục đích đắp mộ cho cha mẹ.
Thứ ba: Rước vong về thờ: Cuối cùng đó là rước vong về thờ. Cụ thể, ảnh, bát hương và mâm ngũ quả sẽ được rước về nhà lúc người chết còn sống và đặt lên bàn thờ. Bàn thờ lúc nào cũng phải có nhang, đèn, hương khói.
Nghi thức tang lễ của người Việt: Sau khi an táng
Còn sau đám tang bạn cũng sẽ phải thực hiện 3 việc. Đó là:
Thứ nhất: Đi đắp mộ
Đắp mộ là việc làm thực hiện liên tiếp lúc hạ huyệt và sau đó. Cụ thể, sau 3 ngày từ ngày hạ huyệt, con cháu sẽ phải đi đắp lại mộ để mộ trông lịch sự, cao, đẹp hơn. Cần dùng cỏ để phủ kín bề mặt ngôi mộ tránh để mộ trống vắng và giúp cỏ phủ xanh ngôi mộ rồi hương khói. Nếu cỏ trên mộ nhanh chóng xanh tốt chứng tỏ người chết ra đi thanh thản, không vướng bận.
Thứ hai: Cúng đầu tuần, 49 ngày, 100 ngày, giỗ đầu
Việc làm thứ hai khi thực hiện nghi thức tang lễ của người Việt sau khi an táng đó chính là thực hiện cúng các ngày quan trọng. Đó là tròn 7 ngày từ ngày mất, tròn 49 ngày từ ngày mất, tròn 100 ngày từ ngày mất và tròn 1 năm từ ngày mất. Đây là việc làm thể hiện sự nhớ thương vô hạn và lòng thành kính vô bờ của con cháu đối với người chết. Lúc nào hình ảnh người chết cũng ở trong tâm trí.
Thứ ba: Cải táng
Cuối cùng đó chính là cải táng hay còn có tên gọi khác là cải mộ. Đào huyệt, lấy xương cốt người chết cho vào tiểu và thờ cúng ở lăng mộ riêng. Việc này chỉ áp dụng khi thực hiện tang lễ địa táng truyền thống còn hỏa táng thì không cần. Bởi vì hỏa táng đã nhận được tro cốt ngay sau khi thực hiện. Thông thường, thời điểm hỏa táng là sau 3 năm từ khi mất hoặc để lâu hơn cũng được.
Dịch vụ tang lễ trọn gói https://tangle24h.vn/, hỗ trợ lo chu toàn mọi việc cả trước, trong, sau khi an táng. Thực hiện nghi thức tang lễ của người Việt đúng phong tục, tâm linh, tận tình và tiết kiệm nhất, chắc chắn sẽ khiến bạn hài lòng.