Phong tục đám ma miền Bắc sẽ bao gồm 3 loại lễ chính. Đó là lễ mộc dục, lễ ngậm hàm và lễ khâm liệm nhập quan. Tang lễ 24h sẽ phân tích rõ để bạn tham khảo đồng thời lưu ý một số vấn đề quan trọng khi thực hiện.
Lễ mộc dục
Đầu tiên chính là lễ mộc dục, lễ nghi quan trọng nhất trong phong tục đám ma miền Bắc. Lễ này sẽ được thực hiện trước khi gia đình tiến hành phát tang. Đó là người nhà sẽ tắm rửa, thay quần áo, làm sạch thi thể người chết trước khi đưa vào quan tài. Cụ thể, con trai cả sẽ tiến hành tắm rửa cho cha mất còn con gái cả sẽ tiến hành tắm rửa cho mẹ mất.

Thông thường, phong tục ma chay ở miền Bắc sẽ sử dụng nước ngũ hương ấm để tắm rửa và khử mùi tử thi. Người con cả sẽ dùng khăn vuông rồi nhúng vào nước ngũ hương sau đó lau sạch sẽ thi thể người chết. Sau khi lau xong thi thể sẽ tiến hành chải và buộc tóc người chết. Việc chải, buộc tóc được thực hiện bằng lược và dây vải theo quy định.
Cần phải thực hiện một cách cẩn thận, từ từ và kỹ càng, không được nóng vội. Cơ bản đến bước này đã làm xong. Một số tỉnh thành sẽ tiến hành cắt thêm móng tay và móng chân cho người đã chết. Móng tay, móng chân cắt xong không bỏ đi mà được cất vào khăn rồi chôn chung người chết. Những vật dụng dùng để làm sạch cơ thể, tóc, móng cũng được chôn cùng.
Lễ ngậm hàm
Lễ thứ hai trong phong tục đám ma miền Bắc chính là lễ ngậm hàm. Tuy nhiên, nghi lễ này không phổ biến tất cả mà chỉ diễn ra ở ⅔ các tỉnh thành phía Bắc. Mục đích của lễ ngậm hàm đó là giúp linh cữu người chết thuận lợi về nơi suối vàng, không bị ma quỷ, cô hồn tước mất vong linh. Các vật dụng thực hiện nghi lễ gồm có gạo nếp sạch, 3 đồng tiền vàng hoặc ngọc trai.

Gạo nếp sạch, 3 đồng tiền vàng hoặc ngọc trai sẽ được tra lần lượt vào trái, phải và chính giữa miệng người chết. Lưu ý, trước khi bỏ vào miệng, tất cả con cháu và cả người chấp sự đều phải quỳ xuống. Đồng thời vái và xướng theo lần lượt từng lần tra gạo, tiền vào miệng câu thần chú: “Sơ phạn hàm, tái phạn hàm và tam phạn hàm”. Thực hiện xong thì bóp miệng người chết lại và che phủ mặt.
Lễ khâm liệm nhập quan
Một nghi lễ cũng không kém phần quan trọng trong phong tục đám ma miền Bắc đó chính là khâm liệm nhập quan. Lễ khâm liệm là quấn vải xung quanh người chết. Sau đó con cháu khóc thương, đi xung quanh quan tài và gửi vào những lời tiếc thương, đồng tiền, vật phẩm. Đây là những việc làm cuối cùng con cháu có thể làm để tỏ lòng thành kính với người chết.
Lễ nhập quan là đưa thi thể người chết vào trong quan tài. Trong quá trình nhập quan nhất định phải có bát cơm cúng, quả trứng gà để giữa hai cây đũa bông đồng thời phải cắm thẳng. Thêm nữa phải có nải chuối hoặc nõn chuối cắm nhang lên trên. Việc này vừa thể hiện sự biết ơn với công dưỡng dục vừa muốn cha mẹ ấm áp, được bảo vệ toàn diện khi chôn cất.

Sau lễ nhập quan, bạn cần làm thêm một công việc nữa đó chính là lập bài vị cho người chết. Phải có bài vị để dễ dàng nhận biết mộ, biết rõ thông tin người chết và thắp hương thành kính. Bài vị tùy theo từng nơi, từng nhu cầu của từng gia đình có thể làm từ gỗ, giấy, nhựa thậm chí là bê tông. Kích thước cũng vô cùng đa dạng, thường là 38 cao x 17 rộng hoặc 41 cao x 18 rộng (cm).
>>>Tham khảo:
- Những điều đặc biệt, thú vị ở phong tục đám tang trong miền nam
- Tổng hợp những điều cần biết về tang lễ tại Việt Nam
- Tại sao người chết phải để nải chuối lên bụng?
Những lưu ý quan trọng khi thực hiện
Tiếp theo, xin lưu ý bạn một số điều quan trọng nhất định không được quên khi thực hiện phong tục đám ma miền Bắc.
- Những người có cùng tuổi với người chết cần tránh mặt hoặc quay mặt về hướng khác, không nhìn vào quan tài vì dễ bị nhập.
- Những người yếu bóng vía cũng không nên nhìn vào quan tài, không dự đám tang vì rất dễ ảnh hưởng đến tâm lý.
- Phụ nữ có thai cũng hạn chế, tốt nhất không nên có mặt trong đám tang nếu thực sự không cần thiết.
- Lúc nhập quan, không được để nước mắt rơi xuống thi thể vì như thế sẽ khiến người chết ra đi không thanh thản, còn quyến luyến.
- Không nên để chó mèo đến gần, nhảy qua thi thể vì chúng mang điện tích dương sẽ hút người chết mang điện tích âm đi theo.
- Lúc di quan, nhập quan cần phải lựa chọn khung giờ tốt để tránh ảnh hưởng đến linh hồn trên đường đến suối vàng.
- Nên dán thêm các bùa chú, hay quyền lịch đỏ bên trên thi thể để thuận lợi đến với suối vàng không bị ma quỷ đàn áp.
Trên đây là nghi lễ phong tục đám ma miền Bắc được chúng tôi tổng hợp và chọn lọc cẩn thận. Tuy nhiên vẫn có thể sai sót một chút tùy theo từng khu vực tỉnh thành. Hãy thực hiện một cách đầy đủ, cẩn thận để đảm bảo yếu tố tâm linh, phong thủy thuận lợi về sau.
Xem thêm: